Hướng dẫn thi công tấm lợp lấy sáng polycarbonate dạng sóng tôn tại IMEX PNT Việt Nam

Hướng dẫn thi công tấm lợp lấy sáng polycarbonate dạng sóng tôn tại IMEX PNT Việt Nam

Hướng dẫn thi công tấm lợp lấy sáng polycarbonate dạng sóng tôn tại IMEX PNT Việt Nam

Hướng dẫn thi công tấm lợp lấy sáng polycarbonate dạng sóng tôn tại IMEX PNT Việt Nam

Tấm lợp lấy sáng dạng sóng thông minh polycarbonate đã đang được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam trong thời gian gần đây, bởi những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu lợp mái thông thường khác. Điển hình như tấm lợp khả năng lấy sáng tốt lên đến 90%, đa dạng về màu sắc và mẫu mã, có khả năng chống tia cực tím, cách âm, cách nhiệt, dễ lắp đặt,… Nhưng trên thực tế không phải ai cũng biết cách lựa chọn và thi công tấm lợp lấy sáng polycarbonate phù hợp nhất để áp dụng vào công trình. Vì vậy, bài viết sau đây IMEX PNT Việt Nam sẽ hướng dẫn đến mọi người về cách thi công tấm lợp lấy sáng poly đúng cách giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ của công trình nhé!

 

Thi công tấm lợp lấy sáng dạng sóng

 

Để đảm bảo quá trình thi công và sử dụng lấy sáng polycarbonate được ổn định, thì trước tiên vấn đề lựa chọn vật liệu tấm lợp lấy sáng poly phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp với nhu cầu của gia đình. Bên cạnh đó, tấm lợp lấy sáng còn phải đạt tiêu chuẩn về lớp UV chống tia cực tím, có độ dày phù hợp với cấu trúc khung xương nhằm giúp công trình chịu được tải trọng và những tác động của điều kiện tự nhiên.

 

 

Độ co giãn

 

Khi thi công tấm lợp lấy sáng phải theo thứ tự từ dưới lên và bắt đầu với những tấm lợp thấp hơn rồi sau đó sẽ cố định với xà gồ bằng các thanh nhôm chữ U, keo dán hoặc các vật liệu khác. Bởi vì tấm nhựa lấy sáng polycarbonate có thể giãn nở tùy theo nhiệt độ, vì thế bạn nên chú ý mỗi lỗ khoan cần phải lớn hơn thân vít ít nhất là 2mm, mục đích là để trừ hao được độ co giãn của vật liệu khi vào buổi trưa hoặc tối.

 

 

Độ dốc của mái

 

Khi thiết kế mái lợp lấy sáng poly bạn cần phải chú ý về độ dốc của mái tối thiểu là 5º hoặc lắp tấm nâng lên cao 88mm để đảm bảo nước mưa trôi đi nhanh và không còn bị tình trạng ứ đọng nước. Bên cạnh đó, khi thiết kế hướng mái lợp nghiên theo chiều nước chảy cũng sẽ giúp cho tấm lợp có thể tự vệ sinh khi nước mưa rơi xuống.

 

Thiết kế mái lợp lấy sáng poly với độ dốc tối thiểu là 5º

 

 

Nối chồng theo chiều ngang

 

Đối với những tấm lợp lấy sáng poly được xếp thành chồng và được lắp theo hướng nằm ngang thì độ nghiêng phải đạt mức tối thiểu 5° để có thể dễ dàng thoát nước và không đọng nước qua các đấu nối và bắt vít. Ngoài ra, việc này cũng sẽ làm giảm bớt hiệu ứng thị giác về độ lệch do sức nặng của tấm.

 

 

Chồng mí 200mm đối với loại sóng thấp và 150mm cho loại sóng cao hơn

 

 

Độ nhô ra của mái

 

Tấm lợp lấy sáng poly đầu tiên nhô ra khỏi đòn tay không được quá 100mm và tối đa 50mm ở khu vực có gió mạnh. Để cố định được phần này thì bạn cần sử dụng đinh vít với vòng đệm cao su tổng hợp để cố định những tấm lợp. Ngoài ra, khi xếp các tấm lợp lên nhau bạn cần đảm bảo rằng cạnh của chúng gối chính xác lên nhau cho tới khi toàn bộ mái nhà được bao phủ. Cách tốt nhất là nên keo silicone trước khi xếp tấm lợp nhằm giúp cho các cạnh mái được chắc chắn hơn và hiệu quả hơn.

 

 

Khoảng cách bắt vít

 

Để quá trình bắt và sử dụng ốc vít có độ bền hơn, bạn nên lựa chọn ốc vít được làm bằng inox mạ crome, vừa cho độ cứng cao vừa có khả năng chịu ăn mòn tốt. Để hệ thống chống tấm lợp chịu được mưa bão thì bạn nên sử dụng roong cao su có độ khít và chuẩn bị keo kết dính để bổ sung cho đoạn bị hở. Khi tiến hành thi công, bạn sẽ bắt vít xuyên qua đỉnh trên mỗi 2 sóng của tấm lợp lấy sáng poly tiếp xúc với các đòn tay cuối và 3 sóng đối tiếp xúc với các đòn tay ở giữa.

 

 

Khoảng cách của đòn tay

 

Bố trí đòn tay đúng tiêu chuẩn để giúp chúng nâng đỡ mái tôn cũng như đảm bảo kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà khi sử dụng. Việc tính toán đòn tay hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí thi công, sửa chữa trong quá trình sử dụng. Khi đó tuổi thọ của xà gồ cũng cao hơn rất nhiều và giảm được tình trạng hư hỏng có thể xảy ra.

 

 

Bảng thông số khuyến cáo khi lưu trữ hoặc lắp đặt dạng vòng cung

 

 

Đơn vị chuyên tư vấn là cung cấp vật liệu tấm lợp lấy sáng poly tại TP.Thủ Đức

 

Là đơn vị có dưới 10 năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối các loại tấm lợp lấy sáng và đón nhận rất nhiều thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Cùng những đánh giá khách quan nhất về chất lượng cũng như ưu nhược điểm thi lắp đặt tấm lợp lấy sáng polycarbonate hiện nay. IMEX PNT Việt Nam hy vọng những thông tin mà đơn vị chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về những kỹ thuật cần thiết khi lắp đặt tấm poly đúng cách.

 

 

thi công tấm lợp lấy sáng

IMEX PNT Việt Nam đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu tấm lợp lấy sáng

 

 

 

Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc lựa chọn là lắp đặt tấm lợp lấy sáng dạng sóng chất lượng ngay tại nhà thì có thể liên hệ trực tiếp với IMEX PNT Việt Nam, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phân phối các vật liệu tấm lợp lấy sáng giá rẻ với nhiều chủng loại và kích thước. Đặc biệt số lượng sản phẩm tại IMEX PNT Việt Nam sẽ không giới hạn, có mức giá phải chăng, phù hợp với tất cả các công trình từ lớn đến nhỏ. Bên cạnh đó, đơn vị còn có chế độ bảo hành, quy trình vận chuyển và đổi trả sản phẩm chuyên nghiệp, vì vậy còn chần chừ gì nữa mà không gọi ngay đến IMEX PNT Việt Nam qua Hotline: 0908 047 616 - 0908 642 616 để được tư vấn và báo giá sớm nhất.

 

 

 

CÔNG TY TNHH IMEX PNT VIỆT NAM

Địa chỉ: 396 Quốc Lộ 1A, P. Tam Bình, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM

Hotline: 0908 047 616 - 0908 642 616

Email: thangsonbang@gmail.com

Chia sẻ:
1